Cá Sặc Rằn có tên khoa học là Trichogaster pectoralis, là đối tượng nuôi mới. Cá thích nghi với nhiều loại hình thủy vực khác nhau từ nước ngọt cho đến lợ nhẹ. Cá có ngưỡng Oxy thấp, có thể sống dưới các tầng nước có nhiều chất hữu cơ như nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải của các khu công nghiệp,…Không như các loài cá Sặc khác như cá Sặc Bướm, Sặc Điệp có phổ thức ăn thiên về các loài thực vật phù du, cá Sặc Rằn giai đoạn nhỏ có phổ thức ăn tương tự như các loài cá Sặc trên nhưng khi đến giai đoạn trưởng thành thì trong thành
phần thức ăn có thêm nguồn đạm từ động vật.
Do đó, để nuôi cá Sặc Rằn thành công thì ngoài kinh nghiệm nuôi, còn cần phải có những kỹ thuật nhất định để đạt được hiệu quả như mong muốn.
1. Chọn và cải tạo ao nuôi: Ao nuôi phải không quá rộng cũng không quá hẹp vì ao quá rộng thì khả năng đầu tư cao, rủi ro càng nhiều. Còn đối với ao quá bé thì môi trường nước dễ biến động, khi nuôi cá Sặc Rằn, cá dễ bị shoock môi trường dẫn đến hao hụt nhiều, thiệt hại về kinh tế đối với người nuôi. Nên diện tích thích hợp nhất từ 1.000 – 10.000m2. Độ sâu ao từ 1,5 – 2m. Ao nuôi phải gần nguồn nước không ô nhiễm. chủ động được nguồn nước cấp cũng như cách ly được nguồn nước thải đối với cộng đồng dân cư xung quanh. Ao phải gần hoặc tiện lợi cho việc cung cấp thức ăn và vận chuyển cá. Cải tạo ao nuôi: – Tháo cạn nước, bắt hết cá tạp, cua, ốc,… – Phát hoang bờ ao, lấp các hang cua, ếch, các lỗ mọi,… – Vét bùn, chỉ để lại lớp bùn dày 2 tấc và dọn sạch đáy ao. – Khử trùng đáy ao bằng vôi nông nghiệp: Từ 7-10kg/100m2. – Phơi đáy ao từ 3-5 ngày, khi bùn dưới đáy ao khô đến khi thấy có vết nứt chân chim là được. – Cấp nước cho ao nuôi với mức nước 5 tấc. – Bón lót đáy ao để gây nguồn thức ăn cho cá giai đoạn mới chuyển về. Có thể bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục hoặc có thể dùng bột đậu nành cũng được. – Cấp nước đủ cho ao nuôi. 2. Chọn và thả giống: – Giống Sặc Rằn có kích cỡ thích hợp nhất để nuôi thương phẩm là 200 – 250 con/kg. Con giống phải khỏe mạnh, đồng cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng đặc trưng cho loài, không dị tật, dị hình. – Thời gian thả giống: Tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát vì lúc đó thời tiết mát, cá thả xuống không bị shock, ít hao hụt. – Thả cá giống: Phải để bao cá giống xuống ao nuôi từ 10 – 20 phút rồi mới thả cá từ từ ra ngoài, tránh cá bị shock nhiệt độ, hạn chế hao hụt. 3. Quản lý và chăm sóc: Sau khi thả cá, việc quản lý môi trường ao nuôi là việc làm rất cần thiết và cần thực hiện thường xuyên trong quá trình nuôi vì môi trường nước ao nuôi mới chính là yếu tố quyết định thắng lợi của vụ nuôi. – Thay nước: Trong quá trình nuôi cá Sặc Rằn phải định kỳ thay nước cho cá, với chu kỳ 7-10 ngày thay nước một lần, lượng nước thay bằng 30-50% lượng nước trong ao tùy theo giai đoạn nuôi mà lượng nước thay cũng như số lần thay trong tháng sẽ nhiều đối với cá lớn và ít đối với cá nhỏ. – Thức ăn cho cá Sặc Rằn có thể là cám tấm hoặc bột cá trộn lại nhưng đối với hiện nay, thường nuôi bằng thức ăn công nghiệp dạng viên, tùy theo giai đoạn cá nuôi mà có những loại thức ăn khác nhau. Cá còn nhỏ, cho ăn thức ăn 35% đạm với khẩu phần ăn từ 7-10%. Giai đoạn cá lớn, cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm thấp bằng 30% với khẩu phần ăn 3-7% trọng lượng cơ thể cá nuôi. 4. Các loại bệnh thường gặp 4.1. Bệnh do vi khuẩn gồm: bệnh đốm đỏ, lở loét, tổn thương vây, mang: Sử dụng them DEODOR END để hấp thu khí độc trong nước để làm cho cá khỏe hơn. 4.2.1. Bệnh đốm trắng (bệnh trùng quả dưa) – Nguyên nhân bệnh là do trùng quả dưa. Có hai giai đoạn trong chu kỳ sống của trùng quả dưa, đầu tiên là giai đoạn trưởng thành, kế đến là giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn trưởng thành trùng quả dưa được nhìn thấy dưới da hoặc mang cá có thể nhìn thấy như những đốm trắng bằng mắt thường. Khi trùng quả dưa trưởng thành, chúng sẽ tách ra khỏi da cá và sinh sản bằng cách phân chia tế bào bên trong vách dày của tế bào. Khi chúng trưởng thành tế bào sẽ bị vỡ và những ấu trùng sẽ thoát vào môi trường nuôi, ấu trùng sẽ lội trong nước và sẽ tấn công vào da hoặc mang của ký chủ (cá) trong vòng 24 giờ. Sự tấn công của ấu trùng đôi khi phá vỡ mô của cá và chính vì điều này làm cho cá bột trở nên yếu đi và chết đột ngột. Đối với cá bột nhiễm bệnh vây sẽ rách tơi và cơ thể nhợt nhạt. Nếu việc điều trị không thích hợp và kịp thời thì cả đàn cá bột trong ao ương sẽ chết trong 2 – 3 ngày. – Dấu hiệu bệnh lý: trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu trắng bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn trên thân cá. Sau xuất hiện các đốm trắng trên da cá và vây cá bị tua ra. Cá bột bơi lội chậm chạp và tỷ lệ chết cao. – Cách phòng trị: để trị bệnh này có kết quả tốt cần phải điều trị thành nhiều đợt nối tiếp nhau. Nhìn chung có thể dùng 25 ml Formol trong 1 m3 nước ao, trị 3 lần cách nhau 3 ngày 1 lần thì sẽ có hiệu quả. Sau mỗi lần điều trị nước trong ao sẽ không được thay trong suốt 40 giờ, do đó trong thời gian trị liệu số lượng Moina (trứng nước) hoặc những thức ăn khác của cá bột sẽ phải giảm để ngăn chặn sự ô nhiễm nước. Lịch điều trị sẽ như sau : + Ngày 1 : tắm Formol cho cá 1 lần. + Ngày 3 : thay khoảng 75% nước ao và tắm Formol lần 2. + Ngày 6: thay 20 – 25% lượng nước và tắm Formol lần 3 và giữ nguyên trong 2 ngày. + Ngày 8 : sau 8 ngày cá bột sẽ khỏe mạnh và không cần tiếp tục điều trị nữa. Cần chú ý rằng bệnh đốm trắng có thể lây lan rất nhanh sang các ao khác. Vì thế các ao lân cận nhiễm bệnh cũng phải được điều trị với liều lượng 25 ppm formol cùng lúc với ao bệnh. Đồng thời những ống dẫn nước, lưới kéo và vợt cũng cần phải tẩy trùng bằng cách ngâm vào dung dịch 200 ppm Formol (tức 20 ml Formol trong 100 lít nước) ít nhất 1 giờ, sau đó xả nước lại và phơi nắng. 4.2.2. Bệnh trùng bánh xe Thường gây bệnh trên nhiều loài cá khác nhau: trê, basa, tai tượng, chép, mè, trôi, lóc bông,… gây thiệt hại lớn ở giai đoạn cá hương, cá giống. Bệnh thường xảy ra ở các bể, ao ương với mật độ dày và môi trường nuôi quá dơ bẩn. Ở ĐBSCL trùng mặt trời hầu như phát triển quanh năm nhưng cao điểm vào mùa nắng. – Dấu hiệu bệnh lý: khi cá nhiễm trùng mặt trời, trên thân cá có lớp màu hơi trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cá giảm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước. Ở cá trê giống bị nhiễm bệnh này các vây cá bị rách tơi và râu cá bị cong nên còn gọi là bệnh “quéo râu”. – Cách phòng trị: đây là bệnh ngoại ký sinh, do đó tùy vào điều kiện thực tế có thể dùng một trong những loại hóa chất sau đây để xử lý cá bệnh: + Khi ương cá con dưới ao nhiễm bệnh này, tốt nhất nên dùng ALU PLEC CU phun khắp ao với liều lượng 500G/4000m3 nước ao trị 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày. Khi sử dụng phèn xanh cần tính chính xác thể tích nước ao. Kết hơp sử dụng Vitamin C 35 và DEODOR END + Để trị cá bị trùng mặt trời ương trên bể xi măng nên dùng Formol với liều lượng 25 ml/m 3 bể. Trị 3 ngày liên tục. Nên trị bệnh cá lúc mát trời và trong thời gian trị bệnh nên giảm lượng thức ăn đi một nửa. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh trùng mặt trời là giữ gìn vệ sinh bể ương sạch sẽ, mật độ ương vừa phải, tránh thức ăn dư thừa ở đáy ao. Trước khi ương nuôi cá phải tẩy vôi, diệt mầm bệnh.
5. Thu hoạch: Cá Sặc Rằn nuôi khoảng 7-8 tháng, đạt trọng lượng từ 15 -20 con/kg là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch cá phải bỏ đói cá từ 1 – 2 ngày cho cá khỏe, khi kéo lưới để hạn chế hao hụt, dùng lưới kéo có mắt lưới thích hợp để kéo cá. Cá lớn thì thu bán, cá nhỏ để lại nuôi tiếp cho đến khi đúng cỡ thương phẩm mới thu hoạch tiếp. |