Hội chứng lở loét ở cá – epizootic ulcerative syndrome (eus)

1.      Giới thiệu

Hội chứng lở loét lần đầu tiên phát hiện trên cá Ayu (Plecoglossus altivelis) và cá đối (Mugil cephalus) ở Nhật Bản năm 1971, cá chẽm bạc (Bidyanus bidyanus) và cá đối ở Úc năm 1972, cá lóc (Channa striata) và cá đối ngoài tự nhiên ở Philipine năm 1987, cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá lóc (Channa striata) ở Việt Nam năm 1983. Hội chứng lở loét xẩy ra trên cá nước ngọt và cá nước lợ, cửa sông, lây lan nhanh cho cả cá tự nhiên và cá nuôi, ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á chẳng hạn như Nhật Bản, Úc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philipine, Srilanka, Bangladesh, Ấn độ, Lào, Campuchia và Việt Nam. Theo Lilley et al. (1998) có trên 50 loài cá bị nhiễm bởi hội chứng lở loét.

Ở Việt Nam, hội chứng lở loét đã xuất hiện khá lâu trên cá lóc (Channa striata), cá trê (Clarias batrachus) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được ghi nhận 1983.

2.      Dấu hiệu bệnh lý của hội chứng lở loét

Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hoạt động yếu, bơi lội lờ đờ trên mặt nước. Dấu hiệu bệnh lý đầu tiên là những đốm đỏ trên đầu, thân, vây và đuôi. Sau đó, những vết này dần lan rộng và sâu thành những vết loét, xuất huyết. Trường hợp, cá bị bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương, cơ bị hoại tử. Vùng trung tâm vết loét có màu xám, xung quanh mép vết loét có màu đen. Vi nấm Aphanomyces invadans nhiễm trên những vết loét, hoại tử cơ (Hình 1).


Hình 1: Một số loài cá bị hội chứng lở loét: 
1) Cá Ayu(Plecoglossus altivelis) Nhật Bản; 2) Cá Bạc (Bidyanus bidyanus) Úc; 3) Cá lóc (Channa striata) Philippine; 4) Cá đối (Mugil cephalus)  Philippine; 5) Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) Việt Nam; 6) Cá trê (Clarias batrachus) Việt Nam; 7) Cá sặc (Trichogaster pectoralis) Việt Nam; 8) Cá lóc (Channa striata) Việt Nam. Nguồn: Melba et al., 2001 và Phạm Minh Đức, 2010.

–        Đặc điểm hình thái vi nấm Aphanomyces invadans và mô bệnh học:

Vi nấm Aphanomyces invadans là một trong những tác nhân cần được chú ý trong hội chứng lở loét, tác nhân này nhiễm trong tất cả trường hợp. Quan sát mẫu bệnh phẩm (vết loét) cho thấy nhiều sợi nấm và khối u ở cơ cá (Hình 2.1). Nấm Aphanomyces invadans có kích thước túi sinh động bào tử tương đương với sợi nấm và động bào tử tập trung trên đầu mút (Hình 2.2). Khối u sợi nấm nhiều trên vùng cơ lở loét (Hình 2.3) và sợi nấm (đen) trong khối u (Hình 2.4).

Hình 2: Đặc điểm hình thái của vi nấm Aphanomyces invadans và mô bệnh học: 1) Khối u và sợi nấm quan sát tươi mẫu bệnh phẩm; 2) Túi sinh động bào tử và động bào tử; 3) Nhiều khối u trên cơ lở loét – nhuộm HE; 4) Nhiều sợi nấm bắt màu đen trong khối u – nhuộm Grocott.

–        Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh

Một trong những yếu tố dẫn đến hội chứng lở loét lây lan nhanh là do nguồn nước, mùa nước lũ, dòng chảy và vật trung gian mang mầm bệnh. Vi nấm Aphanomyces invadans và Aphanomyces sp. được xem là tác nhân quan trọng gây ra hội chứng lở loét, vì được tìm thấy trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, để vi nấm bám và tấn công vào mô cơ thì da cá phải có dấu hiệu bệnh lý đầu tiên như da bị trầy hoặc đốm đỏ. Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là tác nhân thứ cấp phân lập được ở vết lở loét. Nguyên nhân gây ra hội chứng lở loét phức tạp chẳng hạn do pH và nhiệt độ nước ao thấp, cá mẫm cảm và vi nấm tấn công. Trường hợp khác, cá bị nhiễm vi rút Rhabdo từ đó cá dễ mẫn cảm với các mầm bệnh khác. Trường hợp khác do ký sinh trùng gây tổn thương trên da tạo cơ hội cho vi nấm xâm nhập.

3.      Giải pháp phòng bệnh

Phòng bệnh luôn là giải pháp hiệu quả cho sự thành công trong nuôi cá thâm canh. Hội chứng lở loét lây lan nhanh, gây bệnh trên nhiều loài cá, kể cả cá tự nhiên và cá nuôi, nhiều tác nhân gây bệnh nên mức độ thiệt hại và trị bệnh phức tạp. Vì vậy, giải pháp phòng để tiêu diệt hoặc loại bỏ vi nấm Aphanomyces invadans hết sức quan trọng và cần được thực hiện như sau:

–       Chuẩn bị ao nuôi kỹ, sên vét bùn, phơi khô, xử lý đáy ao bằng vôi 10 kg/100 m2. Loại bỏ cá tự nhiên. Đảm bảo thành phần dinh dưỡng thức ăn, nên trộn thêm Vitamin C cho cá ăn.

–       Tạt vôi định kỳ với liều lượng 3 kg/100 m3.

–       Định kỳ diệt mầm bệnh bằng  ALUDINE 9000 theo liều dùng hướng dẫn của nhà sản xuất.

4.      Giải pháp trị bệnh

–        Thuốc tím với liều lượng 10 g/mtắm cho cá trong thời gian 30-60 phút, hoặc theo hướng dẫn nhà sản xuất. Diệt khuẩn bằng cách trộn kháng sinh nhạy với vi khuẩn vào thức ăn.

–        Formol với liều lượng 20 mL/m3 tắm trong thời gian 30-60 phút và trị liên tục 3-5 ngày, lưu ý không được trị quá liều hoặc không thực hiện điều trị lúc trời quá nóng.

–        DEODOR END để giảm khí độc, giảm độ dơ của nước ao nuôi